Một dịp tôi họp với ban liên lạc cựu sinh viên trường để vận động gây quỹ ủng hộ học sinh nghèo học giỏi. Trong danh sách liên lạc để vận động hỗ trợ,ặccảmhọcsinhgiỏinhưngchạyxeômcôngnghệbàn chải điện tôi thấy phần ghi chú thể hiện cựu học sinh này đang làm việc tại cơ quan A, đang làm giám đốc chi nhánh ngân hàng B, hay chủ doanh nghiệp C trên đóng trên địa bàn.
Tôi chưa kịp nhớ ra đó là những học sinh nào thì một đồng nghiệp nhanh nhảu nói rằng những em học sinh ngày xưa học giỏi thường bây giờ thành đạt lắm cũng ủng hộ ít hơn so với những em làm chủ doanh nghiệp, làm tiểu thương trong chợ.
Khi trường tổ chức hướng nghiệp cho các em học sinh lớp 12, khách mời hướng dẫn đa số là các em sinh viên năm 3,4 lúc trước học giỏi và thi đậu vào các trường top đầu của đại học. Nhưng sau đó, vì nhiều lý do, không thấy các em liên lạc với nhà trường.
Lớp 12 tôi làm chủ nhiệm nhiều năm về trước, có một cậu học sinh học rất giỏi. Em thi đậu một trường đại học ở TP HCM nhưng vì nhiều biến cố với gia đình nên khá lận đận. Cố lắm em mới tốt nghiệp được đại học thì cuộc sống nợ cơm áo ngày càng nặng trên vai.
Bây giờ em đã có gia đình, có vợ con phải lo nhưng công việc không ổn thỏa như bao người khác nên đã xin nghỉ việc, tạm thời phải chạy xe ôm công nghệ mưu sinh. Trong khi cùng lớp đó, có một em học chỉ mức khá, không thi đại học mà ở nhà học cách buôn bán từ cửa hàng của gia đình. Nay em lại sống rất ổn được mời tới dự các buổi lễ, vận động gây quỹ với tư cách cựu học sinh.
Với em học sinh học giỏi nhưng lận đận trong cuộc sống, một số người bảo tôi nhớ tên, nhớ kỹ em này nhưng sao không thấy xuất hiện hay có hoạt động gì nổi bật, tôi chỉ cười mà không trả lời.
Tôi biết rằng nếu có mời, em cũng ngại tham gia các hoạt động của hội cựu học sinh. Có lần em nói với tôi rằng rất tủi thân, xin nhường các hoạt động này lại cho những bạn thành đạt, vì nếu em về trường, em cũng không biết được giới thiệu ra sao?
Nếu nói ngày xưa em từng là học sinh giỏi mà bây giờ cuộc sống em chưa ổn, thì mọi người lại nghĩ rằng học giỏi mà không kiếm ra tiền, phải đi chạy xe ôm công nghệ thì học giỏi làm gì? Kỹ năng sư phạm của tôi chưa đủ để có một câu an ủi nào ổn thỏa nhất cho em cả.
Là một giáo viên, tôi chưa bao giờ tự nhận hay thích mình là một giáo viên giỏi. Hàng chục năm dạy học, tôi biết mỗi lứa tuổi có những người giỏi và người kém khác nhau. Tôi làm nghề với tâm niệm làm một người đưa đò, hướng dẫn các em học sinh trên con đường học tập. Câu hỏi mà tôi nhận được từ rất nhiều phụ huynh lẫn học sinh là học ngành này kiếm tiền có nhiều không, học ngành kia thì làm ông này bà nọ ra sao. Và mỗi lứa học sinh, sau này có dịp gặp lại sẽ có sự so sánh ngầm: đang làm gì, chức tước nào, đi bốn bánh hay hai bánh... và muôn vàn câu hỏi khác.
Nếu học giỏi mà thành đạt, đi ôtô thì chẳng khác nào vinh quy bái tổ ngày xưa. Nhưng nếu chẳng may vì nhiều lý do mà em học sinh học giỏi đó lận đận, thì câu hỏi đặt ra là sao ngày xưa học giỏi mà bây giờ lại như vậy. Tôi lại nghi ngờ nhiều người ngộ nhận về sự hiếu học. Với họ học giỏi phải đi đôi với kiếm được nhiều tiền, lương cao. Còn nếu không, đó là một sự thất bại.
Thanh Văn
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.